Mẹ Đã Đi Chợ Về
Tác phẩm là những trang văn, những bài thơ về mẹ và những người thân trong gia đình đã khuất của chính tác giả. Một tình yêu mãnh liệt, một xúc động tràn bờ đối với những cảm tình thiêng liêng, vô cùng đặc biệt ấy. Cũng qua những trang viết và hình ảnh “Bà Mẹ” của tác giả, bạn đọc cũng sẽ có thể thấy hình ảnh của bà mình, mẹ mình, bởi các bà mẹ Việt Nam đều có chung một gương mặt, một cuộc đời. (Trích lời nhà biên kịch Đoàn Tuấn).
Giọng văn, hình ảnh mộc mạc, chân thành, giàu cảm xúc, ngòi bút sắc bén, bền bỉ, chạm đến từng ngõ ngách trong tâm hồn người đọc, bằng hình ảnh nỗi nhớ tác giả vẽ nên.
- ‘‘ Mẹ Đã Đi Chợ Về ” cho thấy mối liên hệ ruột thịt trong một gia đình, những đứa con được sinh ra một nửa của cha hòa với một nửa của mẹ. Tính cách của chị Ái, của anh Tâm cũng phần nào phản ánh tính cách của em Quốc tạo thành một “nếp nhà” sinh sôi đến mãi đời con cháu… Sợi dây liên hệ ấy còn thuộc về tâm linh không thể nào lý giải.
- Không còn là câu chuyện của riêng một gia đình Lê Minh Quốc mà còn khái quát được tình cảm chung của các “nếp nhà” người Việt trong tình thương yêu ruột thịt. Tập sách này còn như một hồi ký của Lê Minh Quốc về xứ Quảng một thời mà gia đình của anh làm “hạt nhân” của câu chuyện.
- Có nhiều chi tiết thú vị chẳng hạn Lê Minh Quốc “tiết lộ” viết sách không vì chữ “danh”, anh viết vì muốn khoe với cha mẹ mình. Nhưng tất cả những cuốn sách của Quốc đều chưa từng đến được tay cha, còn mẹ anh thì không đọc vì cụ bà mù chữ. Chi tiết này cho thấy Quốc quá cô đơn giữa cõi trần gian….
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.