Làm Đĩ
Về tác giả:
Vũ Trọng Phụng sinh năm 1912 tại Hà Nội trong một gia đình nghèo. Chính quê nhà văn ở làng Hảo (tức Bần, Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên).
Vũ Trọng Phụng có truyện ngắn đăng trên nhiều tờ báo từ năm 1930. Tác phẩm của nhà văn hầu hết đăng báo trước khi in thành sách.
Tác phẩm chính: Không một tiếng vang (kịch, 1931), Cạm bẫy người (phóng sự, 1933), Dứt tình (tiểu thuyết, 1934), Kỹ nghệ lấy Tây (phóng sự, 1934), Giông tố (tiểu thuyết, 1936), Cơm thầy cơm cô (phóng sự, 1936), Vỡ đê (tiểu thuyết, 1936), Số đỏ (tiểu thuyết, 1936), Làm đĩ (tiểu thuyết, 1936), Lấy nhau vì tình (tiểu thuyết, 1937), Lục sì (phóng sự, 1937), Trúng số độc đắc (tiểu thuyết, 1938), và nhiều truyện ngắn.
Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1939 vì bệnh lao.
Về tác phẩm:
Làm Đĩ là một trong số những cuốn sách gây ra nhiều cuộc tranh luận trong hơn suốt nửa thế kỷ qua. Từ Nhất Linh, Thái Phỉ, Hoài Thanh trước đây đã có khá nhiều bài đăng trên các báo Tân văn, Tương lai, Ngày nay, Hà Nội báo phê phán quan niệm văn chương của Vũ Trọng Phụng xung quanh tiểu thuyết Làm Đĩ của ông; cho đến Hoàng Văn Hoan sau này, khi Vũ Trọng Phụng đã mất gần 25 năm, còn cố tình tìm mọi lời lẽ sặc mùi chính trị phê phán Làm đĩ là một cuốn sách dâm uế và có hại cho sự giáo hóa đạo đức và luân lý đối với thế hệ trẻ Việt Nam. (Vũ Trọng Phụng)
Tiểu thuyết của nhà văn Vũ Trọng Phụng không chỉ kể câu chuyện của một mỹ nhân buôn phấn bán hương, mà còn là lời cảnh tỉnh về đạo đức, giáo dục giới tính.
Vũ Trọng Phụng viết xong Làm Đĩ năm 1936, xuất bản năm 1937. Khi mới ra đời, tác phẩm gây tranh cãi. Người cho rằng Làm Đĩ là tiểu thuyết dâm ô, có hại cho việc giáo huấn đạo đức thanh thiếu niên. Ở phía ngược lại, các ý kiến cho rằng cuốn sách mang giá trị nhân bản.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.