Khuyến Học (Sbook)
GIỚI THIỆU TÁC PHẨM
Chúng ta không thể đánh giá trình độ văn minh của một đất nước chỉ bằng hình thức bên ngoài. Trường học, công nghiệp, quân đội, hải quân… tất cả những thứ ấy đều là hình thức của nền văn minh mà thôi. Tạo ra những điều ấy không khó, vì chỉ cần có: tiềm lực tài chính. Thế nhưng, văn minh không phải cái mẽ ngoài.
Có một điều khác không thể nhìn thấy bằng mắt và cũng không thể nghe thấy bằng tai, một thứ không thể mua cũng không thể bán, lại càng không thể vay mượn. Nó tồn tại đồng đều trong mỗi người dân và tác động của nó rất lớn. Nếu không có nó, trường học cũng như những vật chất hữu hình khác cũng chỉ là những khối thể vô tri. Đó là điều vĩ đại nhất, quan trọng nhất, chúng ta gọi nó là “Tinh thần văn minh”.
VẬY, TINH THẦN VĂN MINH LÀ GÌ?
Đó là điều mà bạn sẽ tìm thấy khi chiêm ngẫm những trang của cuốn sách “Khuyến học” – một cuốn sách có ảnh hưởng vĩ đại đến người dân Nhật Bản nói riêng và những dân trên toàn thế giới nói chung – tạo ra một luồng gió mới khi nghĩ về vấn đề “học vấn”.
Bản chất của văn minh là thúc đẩy nhận thức và đạo đức của con người. Ở đó, mỗi người là ông chủ của chính mình, ta giao lưu với những cá nhân khác trong xã hội nhưng không làm tổn hại đến nhau, ta được thực hiện đầy đủ quyền và hưởng trọn lợi ích của mình, để rồi từ đó ta góp phần xây dựng một xã hội an toàn, thịnh vượng.
“Khuyến học” thổi một luồng gió mới vào tư tưởng và nhận thức của mỗi người, định nghĩa lại sự “văn minh”. Văn minh không phải là sự tự mãn đến từ giai cấp thống trị với những giáo điều về hy sinh tính mạng cho một đế chế nào đó. Văn minh không phải là kiêu ngạo và hạ thấp những số phận bé nhỏ của phụ nữ, nông phu. Văn minh càng không phải là giàu có, là đội quân hùng hổ. Văn minh của “Khuyến học” là sự thanh lọc tư tưởng, định hướng đến một xã hội công bình, trong sạch, giàu có về văn hóa, về ý thức tự chủ độc lập của một cá nhân dành cho chính bản thân và dành cho đất nước.
Tác giả cuốn sách “Khuyến học” là một trong những nhà tư tưởng lớn nhất của Nhật Bản thời kỳ cận đại. Ông được xem như là “người khởi xướng” của phong trào canh tân nước Nhật, cổ động dân chúng loại bỏ tư duy lạc hậu thời cổ đại mà tiếp thu học thuật Tây phương, đưa Nhật Bản sánh bước với các nước Âu Mỹ. Fukuzawa Yukichi là nhà chính trị, nhà tư tưởng, nhà đấu tranh xã hội, nhà giáo dục tiên phong, nhà văn, nhà dịch thuật và là một võ sĩ.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.