Cuộc Đời Bất Tử Của Henrietta Lacks
Cuốn sách kể câu chuyện về tế bào HeLa của một người phụ nữ da màu đã qua đời vì căn bệnh ung thư. Nhưng những tế bào được lấy từ cổ tử cung của Henrietta Lacks năm 1951 đã tạo nên cuộc cách mạng trong ngành y học.
Nhờ tế bào HeLa: Người ta đã tìm ra vaccine phòng bệnh bại liệt, tạo ra kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm, đẩy mạnh nghiên cứu gene. Các nhà khoa học cũng đã hiểu biết rõ hơn về cơ chế phân chia của tế bào, về hoạt động của các căn bệnh ung thư. Còn dùng để nghiên cứu cách thức chống AIDS, tác động của phóng xạ và chất độc lên tế bào, lập bản đồ gene, chế ra thuốc chống cúm, bệnh lậu và nhiều căn bệnh khác.
Những phát hiện ấy đã mang lại lợi ích cho hàng triệu con người trên hành tinh này. Trong khi đó, chính người phụ nữ da màu và con cái bà đều sống trong cảnh nghèo khó, cùng cực; thậm chí, đến khi mất, bà cũng chỉ được chôn trong một ngôi mộ không bia.
Câu chuyện khó tin này nhờ có vai trò của một nhà văn tên Rebecca Skloot. Cô đã dành hơn 10 năm để tìm hiểu về sự thật đằng sau tế bào HeLa, bối cảnh và viết nên cuốn sách đầu tay gồm những câu truyện phi hư cấu mang tên “The Immortal Life of Henrietta Lacks” (Cuộc đời bất tử của Henrietta Lacks) và nhanh chóng trở thành tác phẩm bán chạy nhất của tờ New York Times.
Cuốn sách đã dấy lên những cuộc tranh luận không hồi kết về vấn đề đạo đức trong nghiên cứu y học, về tôn giáo và về vấn đề chủng tộc tại Mỹ cũng như trên toàn thế giới.
Đây là một cuốn sách phi hư cấu. Không có cái tên nào bị thay đổi, không có nhân vật nào được thêu dệt, không có sự kiện nào được dàn dựng. Trong lúc viết cuốn sách này, tôi đã thực hiện hàng nghìn giờ phỏng vấn với gia đình và bạn bè của Henrietta Lacks, cũng như với các luật sư, các chuyên gia đạo đức, các nhà khoa học, và các nhà báo đã từng viết về gia đình Lacks. Tôi cũng đã dựa vào một lượng lớn ảnh và tài liệu lưu trữ, các nghiên cứu khoa học và lịch sử, cùng nhật ký cá nhân của Deborah Lacks – con gái của Henrietta.”
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.