Combo Sách AI 2041 – 10 Viễn Cảnh Cho Tương Lai + Những Điều Sắp Tới : 13 Phát Kiến Thay Đổi Tương Lai Nhân Loại (Bộ 2 Cuốn)
1. AI 2041 – 10 Viễn Cảnh Cho Tương Lai
Chúng ta nghĩ gì về AI?
Thuật ngữ “trí tuệ nhân tạo” được đề xuất vào thời điểm sớm hơn chúng ta biết rất nhiều – mùa hè năm 1956, bởi nhà khoa học máy tính John McCarthy tại Hội nghị Dartmouth.
Hiện nay, có rất nhiều suy nghĩ và ý kiến khác nhau về AI. Một số người tin rằng chúng ta đang ở giữa một “bong bóng AI” – thứ mà đến một lúc nào đó cũng sẽ nổ tung, hoặc ít nhất là sẽ bị lãng quên. Những người có quan điểm cực đoan và tiêu cực hơn lại có niềm tin mơ hồ rằng những tập đoàn khổng lồ trong lĩnh vực AI sẽ “chiếm đoạt tâm trí của chúng ta” và hình thành một chủng tộc mới không tưởng gồm những “người lai máy”; hoặc một ngày nào đó AI sẽ đẩy con người đến bờ vực tận thế.
Những quan điểm khác nhau này có thể chỉ đơn thuần được sinh ra từ sự hiếu kỳ hoặc nỗi sợ hãi khó hiểu, nhưng chúng thường là suy đoán hoặc phóng đại. Chúng không dựa trên một bức tranh tổng thể nào về AI.
Xuyên suốt lịch sử loài người, cứ mỗi khi một công nghệ mới ra đời, chúng ta liền lo sợ rằng nó sẽ làm xáo trộn trạng thái bình thường của cuộc sống. Nhưng thường thì nỗi sợ hãi này sẽ biến mất theo thời gian và những công nghệ này sẽ trở thành một phần cuộc sống, giúp cải thiện mức sống của chúng ta.
AI 2041 – 10 viễn cảnh cho tương lai
Giữa làn sóng phản hồi tiêu cực về AI, Kai-Fu Lee và Chen Qiufan tin rằng điều mình cần làm bây giờ là kể những câu chuyện khác về nó và trả lời cho câu hỏi: “Điều gì xảy ra tiếp theo?”.
Tác giả đã mở rộng tầm nhìn xa hơn một chút để tưởng tượng về tương lai của thế giới và xã hội của chúng ta trong khoảng thời gian 20 năm nữa, tức là vào năm 2041. Mục đích chính là kể câu chuyện AI trong thực tế, theo cách thẳng thắn và chặt chẽ, nhưng cũng mang tính xây dựng và gửi gắm hy vọng vào đó. Cuốn sách AI 2041: Ten Visions for Our Future này dựa trên các câu chuyện có thật về AI hoặc các công nghệ đã tồn tại hoặc được kỳ vọng sẽ phát triển trong vòng 20 năm tới.
Những câu chuyện này đưa ra bức chân dung về thế giới của chúng ta vào năm 2041 – trong đó, những công nghệ được đề cập có 80% khả năng sẽ trở thành hiện thực.
Dựa vào đâu mà các tác giả có thể tự tin như vậy? Trong 40 năm qua, họ đã dày công nghiên cứu AI và phát triển sản phẩm tại Apple, Microsoft và Google, đồng thời quản lý 3 tỷ đô-la đầu tư vào công nghệ. Công việc này cho phép các tác giả có kinh nghiệm thực tế về thời gian và quy trình cần thiết để đưa một nghiên cứu công nghệ từ bài báo học thuật thành sản phẩm có sức lan tỏa đến cộng đồng.
Hơn nữa, với tư cách là cố vấn cho các chính phủ về chiến lược AI, tác giả có thể đưa ra các dự đoán dựa trên kiến thức của mình về các khuôn khổ sách và quy định cũng như hiểu tường tận lý do dẫn đến dự đoán này.
Tóm lại, ngay cả khi có ít hoặc không có đột phá, AI vẫn sẵn sàng tạo ra tác động sâu sắc đến xã hội của chúng ta. Và cuốn sách AI 2041 – 10 viễn cảnh cho tương lai này sẽ chứng minh điều đó.
Cuốn ‘AI 2041 – 10 viễn cảnh cho tương lai’ – 10 chương với 10 câu chuyện khác nhau về những viễn cảnh đầy hấp dẫn
1. Con voi vàng
Phân tích: Học nhiều tầng, dữ liệu lớn, ứng dụng Internet/tài chính, ngoại cảnh của AI.
2. Những vị thần đằng sau chiếc mặt nạ
Phân tích: Thị giác máy tính, mạng nơ-ron phức hợp (CNN), deepfake, mạng sinh đối nghịch (gan), sinh trắc học, an ninh AI.
3. Cặp chim sẻ sinh đôi
Phân tích: Xử lý ngôn ngữ tự nhiên, đào tạo tự giám sát, GPT-3, AGI và ý thức, AI trong giáo dục.
4. Tình yêu không tiếp xúc
Phân tích: AI trong y tế, Alphafold, ứng dụng robot, sự thúc đẩy tự động hóa do dịch Covid.
5. Oan hồn thần tượng
Phân tích: Thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR), thực tế hỗn hợp (MR), giao diện não-máy tính (BCI), các vấn đề đạo đức và xã hội.
6. Người lái xe thần thánh
Phân tích: Xe tự lái, các thành phố thông minh và tự động toàn diện, các vấn đề đạo đức và xã hội.
7. Cuộc diệt chủng lượng tử
Phân tích: Máy tính lượng tử, bảo mật Bitcoin, vũ khí tự hành, và những mối nguy hiện hữu.
8. Vị cứu tinh việc làm
Phân tích: Sự tước đoạt việc làm của AI, thu nhập cơ bản phổ quát, AI không thể làm việc gì, 3R là một giải pháp cho vấn đề việc làm.
9. Hòn đảo hạnh phúc
Phân tích: AI và hạnh phúc, quy định bảo vệ dữ liệu chung của Liên minh Châu Âu, dữ liệu cá nhân, điện toán bảo mật nhờ học liên kết và môi trường thực thi tin cậy.
10. Khát vọng sung túc
Phân tích: Sự sung túc, những mô hình kinh tế mới, tương lai của tiền tệ, điểm kỳ dị.
2. Những Điều Sắp Tới : 13 Phát Kiến Thay Đổi Tương Lai Nhân Loại
NỘI DUNG CHÍNH
Khám phá 13 phát minh có khả năng định hình thế giới và thay đổi tương lai con người
Có biết bao điều ta cho là không thể, cho đến khi chúng thực sự được thực hiện? Loài người đang đứng trước nguy cơ tự đẩy mình đến bờ tuyệt chủng và phải đối mặt với nạn đói, ô nhiễm cùng sự nóng lên toàn cầu, thế nhưng bất chấp cuộc khủng hoảng hiện sinh này, chúng ta đồng thời cũng đang ở trong một kỷ nguyên của sự giàu có và đổi mới vượt trội. Chúng ta có thể thay đổi vận mệnh của mình, như cách câu chuyện của mỗi cá nhân, tổ chức trong NHỮNG ĐIỀU SẮP TỚI: 13 PHÁT KIẾN THAY ĐỔI TƯƠNG LAI NHÂN LOẠI đã mang đến hy vọng và biến những hy vọng đó thành sự thật.
Tựa như lược sử tương lai được tinh gọn lại, cuốn sách thuật lại những câu chuyện trọn vẹn về mỗi phát minh, đi từ khi ý tưởng mới được nảy sinh cho tới lúc nó trở thành cột mốc lịch sử dẫn đến sự thay đổi của cả tương lai nhân loại. Mỗi dự án được miêu tả trong cuốn sách, cùng các ý tưởng và những người thực hiện đằng sau, đều có tác động to lớn và có thể đưa loài người chúng ta từ xã hội của những kẻ nhận sang xã hội của những người cho – hay còn gọi là Nhân loại 2.0.
Với lối viết dễ hiểu, ngắn gọn, tác giả Avi Jorisch đưa người đọc vào cuộc hành trình khám phá các phát kiến có thể giúp thế giới trở thành nơi tốt đẹp hơn, từ công nghệ in 3D trong không gian đến thịt được “nuôi” trong phòng thí nghiệm, từ trí tuệ nhân tạo đến các giải pháp năng lượng bền vững. Tác giả tìm ra 13 phát kiến này ở các quốc gia và xã hội khác nhau, giống như một lời nhắc nhở quan trọng rằng những ý tưởng hay, những doanh nhân giỏi tồn tại ở khắp mọi nơi và với sự hỗ trợ kết hợp của chính quyền, các tổ chức học thuật và doanh nghiệp thương mại có thể tạo ra các hệ sinh thái đầy tính đổi mới.
“Cuốn sách này giúp độc giả hiểu hơn về các quyết định quan trọng – và cả những thất bại – đằng sau quá trình biến một ý tưởng thành bước đột phá trong thế giới thực. Tuy mỗi câu chuyện thành công là độc nhất vô nhị, nhưng khi đứng cùng nhau, chúng hé lộ hình mẫu của những điều kiện tiên quyết để giải quyết điều không thể. Tất cả đều đòi hỏi tư duy “phóng tên lửa lên Mặt Trăng”.” (Trích Lời bạt)
Sách thuộc Tủ sách Khoa học của Omega Plus Books.
THÔNG TIN TÁC GIẢ:
Avi Jorisch (sinh năm 1975)
Chuyên gia cao cấp tại Hội đồng Chính sách Đối ngoại Mỹ, thành viên Tổ chức lãnh đạo trẻ Mỹ (YPO). Ông có bằng cử nhân lịch sử ở Binghamton University, bằng thạc sĩ lịch sử Hồi giáo ở Hebrew University of Jerusalem, từng theo học triết học Ả Rập và Hồi giáo tại American University ở Cairo và al-Azhar University. Ông cũng đã tham gia giảng dạy ở nhiều nơi trên thế giới. Bên cạnh Những điều sắp tới, ông còn là tác giả của cuốn sách bán chạy Thou Shalt Innovate: How Israeli Ingenuity Repairs The World (Israel – Mảnh đất của những phát minh vì con người) đã được dịch sang trên 30 thứ tiếng.
TRÍCH ĐOẠN/ CÂU QUOTE HAY
– “Là một giống loài, chúng ta có hàng nghìn năm kinh nghiệm nỗ lực nắm bắt công nghệ mới rồi làm hỏng bét mọi chuyện. Trong Kinh thánh, Sáng thế ký kể chuyện con người thuở ban đầu dùng gạch xây tháp để ngày càng leo cao lên trời với hy vọng đạt được địa vị giống như Chúa. Thấy xã hội lạc lối, Chúa quyết định làm xáo trộn tiếng nói loài người khiến chúng ta không thể hiểu nhau, rồi phân tán chúng ta ra khắp địa cầu. Câu chuyện đại khái như vậy. Dù thế nào đi nữa, ý nghĩa giáo dục của câu chuyện Tháp Babel vẫn vẹn nguyên: loài người không nên đóng vai Chúa. Và nếu chỉ cần một phần dự đoán của Kurzweil thành sự thật, mọi thứ sẽ trở nên cực kỳ giống như trong Kinh thánh.”
– “Sẽ ra sao nếu một học sinh rất giỏi toán nhưng các môn khác như viết văn, lịch sử và khoa học xã hội chỉ bình thường như bao học sinh khác? Không có câu trả lời thỏa đáng – ít nhất là chưa. Nhưng Khan hy vọng sẽ tìm ra – và tin rằng trong tương lai, con người nhìn lại nền giáo dục ngày nay và coi nó như thời kỳ Đồ Đá.”
– “Việc con người bắt đầu kiểm soát được DNA của chính mình chỉ còn là vấn đề thời gian.”
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.