Combo Mật Mã Tài Năng + Nghĩ Ngược Lại Và Làm Khác Đi (Bộ 2 Cuốn)
Dù bạn đang huấn luyện cho một đội bóng bầu dục hay dạy một đứa trẻ chơi đàn piano, viết tiểu thuyết hay cố gắng cải thiện cú vung gậy trong môn bóng chày thì cuốn sách mang tính cách mạng này sẽ chỉ cho bạn biết cách nuôi dưỡng và phát triển tài năng thông qua việc khai thác và sử dụng một cơ chế mới được khám phá của não bộ.
Dựa trên những thành tựu xuất sắc của ngành thần kinh học và nghiên cứu mới nhất trong quá trình đi tới 9 địa chỉ sản sinh ra rất nhiều tài năng của thế giới – từ sân bóng chày ở vùng Ca-ri-bê đến học viện âm nhạc cổ điển phía bắc New York – Coyle đã chỉ ra 3 yếu tố then chốt cho phép bạn phát triển tài năng và tối ưu hóa khả năng của mình trong các lĩnh vực thể thao, nghệ thuật, âm nhạc, toán học hay bất kỳ điều gì khác.
2. Nghĩ Ngược Lại Và Làm Khác Đi (Tái Bản 2015)
Trước Thế vận hội Mexico được tổ chức vào năm 1968, kiểu nhảy truyền thống của vận động viên nhảy sào vượt qua xà ngang là cơ thể song song úp người về phía thanh xà. Kỹ thuật này được biết đến với tên gọi “cú cuộn người kiểu phương Tây” (Western Roll). Tuy vậy, kỹ thuật đó sắp được thay thế.
Một vận động viên ít tên tuổi đã vượt qua thanh xà và lập kỷ lục thế giới với mức xà đạt được là 7 feet 4¼ inch (tương đương 2,2415 mét). Anh đã tung mình lên nhưng thay vì úp người xuống thì anh lại quay lưng về phía xà ngang.
Anh nâng chân lên và búng ngược người vượt qua xà ngang.
Anh chính là Dick Fosbury và phương pháp nhảy này của anh được nhiều người biết đến với tên gọi “Cú nhảy Fosbury”. Kiểu nhảy này vẫn được dùng cho đến ngày nay.
Anh đã nhảy cao hơn bất kỳ vận động viên nào trước đó bằng cách nghĩ ngược lại với mọi người. Ví dụ này chỉ để minh họa cho một kỹ thuật suy nghĩ nhưng ở đây kỹ thuật suy nghĩ đã trở thành kỹ thuật nhảy cao, chuyển một cú nhảy vượt xà tưởng như có thể thất bại thành một thành công.
Thế giới chính là những gì bạn nghĩ về nó. Vì vậy, hãy nghĩ về nó theo cách khác đi và cuộc sống của bạn sẽ thay đổi. Khi bạn nhìn lại sẽ có những thứ bạn cảm thấy hối tiếc. Bạn nghĩ mình đã từng quyết định sai lầm.
Sai rồi
Dù quyết định thế nào, đó cũng là quyết định duy nhất. Mọi thứ ta làm đều cho ta chọn lựa. Vậy thì có gì phải hối tiếc?
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.