Combo Cách Bạn Nói Là Cách Con Bạn Trưởng Thành + Nói Sao Cho Trẻ Nghe Lời (Bộ 2 Cuốn)
1. Cách Bạn Nói Là Cách Con Bạn Trưởng Thành
Cách Bạn Nói Là Cách Con Bạn Trưởng Thành – Tác động ngôn từ của mẹ tạo nên kỳ tích
Bố mẹ nào cũng muốn nuôi dạy con trẻ thật tốt và đặt nhiều kỳ vọng vào con. Trong mắt con cái, bố mẹ chính là tấm gương sáng để con noi theo. Con cái lớn lên dựa vào ngôn từ của bố mẹ, lời khen của bố mẹ cũng kích thích sự phát triển của con. Sự tác động ngôn từ thích hợp của bố mẹ cũng giống như ánh sáng mặt trời, nước, không khí đối với cây cối. Hãy bắt đầu chọn cách tác động ngôn từ phù hợp với giai đoạn phát triển của con ngay từ bây giờ nhé!
Lời nói so sánh không bao giờ là một giải pháp tốt để giáo dục trẻ
Một cuộc đời luôn ganh đua, đố kỵ sẽ không bao giờ làm con hạnh phúc
Người ta thường ví nuôi trẻ con cũng giống như trồng cây giá đỗ. Bình thường thì có vẻ chúng chẳng lớn lên chút nào, một ngày nọ bỗng chốc lớn vụt lên giống như những hạt đậu. Cũng giống như cây giá đỗ lớn lên nhờ lượng nước không đáng kể, trẻ em cũng phát triển từng ngày dưới sự tác động tưởng chừng nhỏ nhặt của bố mẹ. Tiếc là trẻ em không thay đổi rõ rệt chỉ trong một ngày nên bố mẹ cũng không biết tác động của mình có thực sự ảnh hưởng tốt tới con hay không. Nhiều bậc phụ huynh sẽ nghĩ rằng hành động của mình là sai, vô tác dụng, dù có cố gắng cũng không thể giúp con phát triển, cảm giác như nỗ lực của bản thân chỉ là “dã tràng se cát” vậy. Sau đó, bố mẹ sẽ cảm thấy lo lắng với ý nghĩ “Mình nuôi dạy như vậy có đúng không? Có phải mình đã nuôi dạy sai cách nên con mới phát triển chậm không?”
Nhưng giống như cây giá đỗ vẫn lớn lên khỏe mạnh nhờ lượng nước ít ỏi, sự trưởng thành của trẻ nhỏ cũng tương tự như vậy. Tác động ngôn từ của bố mẹ tưởng chừng như không có tác dụng gì lớn lao, chỉ giống như gió thoảng qua tai và tốn thời gian của đôi bên, song đó chính là nền tảng để giúp trẻ khôn lớn. Lớn lên ở đây không chỉ là về mặt thể chất, mà khả năng ngôn ngữ của trẻ cũng sẽ được mở rộng, sự nhận thức phát triển và mặt cảm xúc cũng phong phú hơn.
Trong Cách Bạn Nói Là Cách Con Bạn Trưởng Thành tác giả sẽ chia sẻ cho bố mẹ từng giai đoạn phát triển của trẻ và những câu nói nên sử dụng để có thể đưa ra những câu nói hiệu quả theo từng giai đoạn, giúp nuôi dưỡng con thành em bé tích cưc, hạnh phúc và thông minh!
Trẻ từ 0-12 tháng tuổi: Con mới chào đời, cần có cảm giác an toàn
Trẻ 12-24 tháng tuổi: Con thử sức, cùng trải nghiệm để khám phá thế giới
Trẻ 24-36 tháng tuổi: Con có chính kiến, cần có sự tự lập và cảm giác thành công
Trẻ 36-48 tháng tuổi: Con muốn được công nhận, đã nhận biết được trật tự và quy tắc
Trẻ 48-60 tháng tuổi: Con đã biết cách lập kế hoạch, có thể tự làm nhiều việc
Trẻ trên 60 tháng tuổi: Con chuẩn bị đi học, có thể học cách bàn luận và quan tâm đến người xung quanh
Những đứa trẻ được khích lệ “Mẹ tin rằng con sẽ làm được” sẽ đón nhận thử thách không chút sợ hãi. Những đứa trẻ được động viên “Cố lên con nhé” sẽ luôn luôn nỗ lực. Những đứa trẻ được nghe lời “Cảm ơn con” sẽ trở thành những đứa trẻ biết giá trị của lòng biết ơn. Ngược lại, những đứa trẻ bị nói “Con chẳng được tích sự gì” sẽ trở nên tự ti, luôn mang ý nghĩ “Mình là đứa bỏ đi, chẳng được cái tích sự gì”. Ba mẹ hãy bắt đầu chọn cách tác động ngôn từ phù hợp với giai đoạn phát triển của con ngay từ bây giờ nhé!
Là cha mẹ, thường ngày bạn không nên nói những lời như thế này:
Khi trẻ cứ bám lấy bạn hỏi hết cái này đến cái kia, bạn cáu kỉnh nói: “Con hỏi gì mà hỏi lắm thế? Tự đi mà nghĩ đi!”.
Khi trẻ không ngoan ngoãn chào hỏi người lớn, có phải bạn thường nói: “Con mà còn không biết lễ phép, từ sau không bao giờ mẹ dẫn con đi chơi nữa!”.
Khi trẻ hào hứng kể về mơ ước của chúng, có phải bạn thường nói: “Đúng là nghĩ vớ nghĩ vẩn, nhìn thành tích học tập của con đi, mau tập trung vào mà học hành!”.
Đối mặt với những đứa trẻ nói dối, bạn thường hùng hổ chất vấn: “Học ở đâu cái thói nói dối hả? Còn dám nói dối nữa là mẹ đánh cho đấy…”.
………..
Nhưng cho dù là bạn nói thế nào, vấn đề đều không thể giải quyết. Kì thực chỉ cần thay đổi cách nói, bạn sẽ phát hiện ra rằng: Hóa ra nói như vậy, trẻ sẽ chịu nghe lời!
Giáo sư Martin, nhà tâm lí giáo dục của trường đại học Edinburgh từng làm cuộc trắc nghiệm như sau: Ông chia một nhóm trẻ em thành hai tổ (chú ý: phân loại ngẫu nhiên), sau đó nói với giáo viên: tổ A là các cháu học giỏi, thông minh, có phẩm chất tương đối tốt. Nhóm B gồm các cháu chỉ có học lực trung bình, biểu hiện về mọi mặt đều kém hơn các cháu ở tổ A. Giáo viên tìm hiểu được tình hình liền tiến hành giáo dục các cháu theo chương trình mà giáo sư Martin yêu cầu. Sau một học kì, thành tích học tập của các cháu ở tổ A xuất sắc hơn hẳn các cháu ở tổ B. Về sau ông lại tiến hành thử nghiệm nhiều lần nữa, nhưng kết quả vẫn như vậy, điều đó chứng tỏ đây chính là sức mạnh của sự ám thị.
Ám thị là sự ảnh hưởng đến hành vi hoặc tâm lí của con người bằng hình thức gián tiếp, hàm ý trong điều kiện không đối kháng, từ đó khiến cho con người hành động hoặc chấp nhận một ý kiến nhất định theo phương pháp của người khác đặt ra, khiến cho hành vi, tư tưởng của đối tượng được ám thị phù hợp với tiêu chí của người đưa ra ám thị. Ám thị có liên hệ mật thiết với giáo dục, bởi vì ám thị ảnh hưởng đến sự thay đổi tâm lí và hành vi của con người, mà giáo dục lại chính là hoạt động rèn đúc tâm lí con người một cách có kế hoạch, có mục đích. Trong các gia đình hiện nay, con cái đều trở thành các “công chúa”, các “công tử”, là trung tâm vũ trụ, rất ngang ngược và hống hách, thích làm theo ý của mình, khiến cho nhiều bậc cha mẹ phải đau đầu. Nhưng chỉ dựa vào những bài thuyết giáo suông, khô cứng thì khó mà đạt được kết quả mong muốn. Nếu có thể sử dụng phương pháp ám thị một cách thích hợp để giáo dục trẻ thì hiệu quả sẽ cao hơn nhiều.
Nói cách khác, khi cha mẹ yêu cầu con cái làm gì, chúng thường nảy sinh tâm lí chống đối; khi trẻ con ý thức được nó cần phải làm gì, chúng sẽ cố gắng để làm điều ấy. Trong cả quá trình này, phương pháp giáo dục bằng cách ám thị có vai trò rất quan trọng. Đương nhiên phương pháp ám thị cũng có mặt tích cực và tiêu cực của nó.
Mặt tích cực hay còn gọi là ám thị tích cực, có thể tạo cho trẻ cơ hội tự kiểm điểm bản thân, là động lực khiến trẻ nỗ lực hơn nữa. Trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ nên sử dụng nhiều câu nói mang tính ám thị tích cực để thay thế cho sự yêu cầu, chỉ trích, tránh để cho trẻ cảm thấy mất thể diện, mất tự trọng, đảm bảo mối quan hệ thân thiết giữa cha mẹ và con cái.
Bên cạnh mặt tích cực, mặt tiêu cực của phương pháp ám thị cũng có ảnh hưởng rất lớn đến trẻ. Điều đáng tiếc là, rất nhiều bậc cha mẹ thường xuyên tạo ra những ám thị tiêu cực cho con cái trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó khiến cho trẻ sống trường kì trong sự bi quan, buồn chán, ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lí của trẻ, làm mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trở nên xấu đi.
Vasyl Olexandrovych Sukhomlynsky, nhà giáo dục nổi tiếng người Nga đã từng nói: “Trong bất cứ hiện tượng giáo dục nào, trẻ càng không biết đó là ý đồ giáo dục thì hiệu quả của phương pháp ấy càng cao”. Giáo dục theo phương pháp ám thị là một dạng như vậy, nó không có tính ép buộc hay ra lệnh, mà là thông qua ám thị tâm lí hình tượng trực quan sinh động, tránh được sự mâu thuẫn giữa lí tính và cảm tính, sự mất cân bằng của ý thức và không có ý thức của người giáo dục, khiến cho hai bên trở nên hài hòa và thống nhất. Còn người được giáo dục sẽ từ từ chấp nhận hình thức giáo dục này theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.