Combo Các Đế Chế Ngôn Từ + Lược Sử Ngôn Ngữ + Cuộc Phiêu Lưu Của Ngôn Ngữ Anh (Bộ 3 Cuốn)
1. Các Đế Chế Ngôn Từ – Lịch Sử Thế Giới Từ Góc Nhìn Ngôn Ngữ
“Các đế chế ngôn từ” một trong số rất ít công trình bàn về lịch sử bao quát của các ngôn ngữ trên thế giới, giúp độc giả hình dung về lịch sử loài người dưới góc nhìn của ngôn ngữ.
Cuốn sách dày 832 trang, là một trong số rất ít công trình bàn về lịch sử bao quát của các ngôn ngữ trên thế giới, giúp độc giả hình dung về lịch sử loài người dưới góc nhìn của ngôn ngữ.
Tác giả đã khảo sát các ngôn ngữ lớn trên thế giới, có khả năng lan truyền mạnh và đã được sử dụng trên các khu vực rộng lớn.
Tác phẩm ra mắt công chúng lần đầu năm 2005 tại Anh, từng được nhận lời khen ngợi từ các tờ báo danh tiếng như The Independent, The Guardian, Kirkus review, Washington Post, Boston magazine, Chicago Tribune, và Los Angeles Times Book Review.
– Vẽ ra một bản đồ của những ngôn ngữ đang được sử dụng trên thế giới, chỉ ra cội nguồn và mối quan hệ giữa chúng.
– Nói về sự “”trỗi dậy”” và “”suy tàn”” của những ngôn ngữ thông dụng (lingua francas), như tiếng Hy Lạp, Latinh và nguyên nhân của những “”thăng trầm”” đó.
Nicholas Ostler lập luận rằng các đặc điểm ngôn ngữ thực sự tạo ra khác biệt, với mục tiêu lý giải nguyên nhân khiến một ngôn ngữ trở nên quan trọng, có thể lan truyền xa và tồn tại lâu dài.
Đồng thời, ông bàn về mối liên hệ giữa ngôn ngữ với chính trị, tôn giáo, thương mại, xã hội, văn hóa… Ông so sánh các ngôn ngữ ở cấp độ vĩ mô dựa trên các khía cạnh lịch sử nhiều hơn là đi chi tiết vào các vấn đề chính thể của ngôn ngữ như ngữ pháp hay âm vị học.
Sách khép lại với khảo sát về 20 ngôn ngữ hàng đầu, tóm tắt quá khứ, hiện tại và các yếu tố tiềm năng trong tương lai ảnh hưởng đến sự lan truyền của các ngôn ngữ.
Điểm thú vị của tác phẩm nằm ở việc bàn luận về lịch sử ngôn ngữ của nhân loại dưới góc nhìn bao quát, gồm cả lịch sử cụ thể của các ngôn ngữ riêng lẻ và mối quan hệ giữa các ngôn ngữ cũng như sự liên kết giữa ngôn ngữ và lịch sử loài người.
Cuốn sách phù hợp cho những độc giả muốn có cái nhìn tổng quan về lịch sử phát triển và thăng trầm của những ngôn ngữ lớn trên thế giới, hay muốn biết về nguồn gốc xuất xứ – quan hệ “”họ hàng”” của những ngôn ngữ thông dụng như Anh – Trung – Tây Ban Nha.
“”Nicholas Ostler nhằm mục đích mở ra một con đường phân tích lịch sử mới, nơi “”động lực ngôn ngữ”” trở thành một công cụ để nghiên cứu xã hội””, The Independent nhận xét.
Còn The Guardian cho rằng cuốn sách Các đế chế ngôn từ kể câu chuyện thông qua sự lên xuống của ngôn ngữ.
“”Đó là một cuốn sách hấp dẫn, một trong những cuốn sách thú vị nhất mà tôi đã đọc trong một thời gian dài. Sau khi đọc nó, bạn sẽ không bao giờ nghĩ về ngôn ngữ theo cùng một cách nữa và bạn có thể sẽ nghĩ về thế giới và tương lai của nó, theo một cách khá khác””, theo The Guardian.
2. Lược Sử Ngôn Ngữ – Chuyện Kể Về Phát Minh Vĩ Đại Nhất Của Loài Người
Daniel L. Everett cho rằng những ngôn ngữ mà chúng ta đang sử dụng không đơn thuần là sản phẩm của hơn một triệu năm tiến hóa mà còn là thứ vũ khí giúp loài người trở thành “kẻ săn mồi” bậc nhất thống trị hành tinh. Thật vậy, ngôn ngữ là ưu thế vượt trội của con người so với những loài khác. Vậy chúng ta đã sở hữu năng lực này như thế nào?
Tác giả của Lược Sử Ngôn Ngữ đi tìm đáp án cho câu hỏi trên thông qua nghiên cứu về lịch sử tiến hóa của ngôn ngữ, từ những nỗ lực biểu ý bằng lời nói sớm nhất của con người cho đến gần 7.000 ngôn ngữ hiện diện trên Trái Đất ngày nay. Everett đã lần theo bước chân của hàng chục nghìn thế hệ loài người, lần lượt bóc tách nhiều lý thuyết tồn tại từ lâu trong các lĩnh vực như sinh học, ngôn ngữ học nhằm chứng minh rằng ngôn ngữ không phải bản năng bẩm sinh của giống loài chúng ta – một khám phá khiến thế giới ngôn ngữ học đương đại đảo lộn.
Đan xen giữa nhiều thông tin khoa học là những giai thoại mà tác giả thu thập được trong gần 40 năm nghiên cứu thực địa tại khu vực rừng Amazon với nhiều bộ lạc bản địa. Chính những trải nghiệm đó góp phần tăng sức thuyết phục cho lập luận của Everett.
Có thể nói, Lược Sử Ngôn Ngữ là nguồn thông tin cho chúng ta lời giải về điều ta biết, điều ta muốn biết và cả điều ta có thể sẽ chẳng bao giờ biết về hành trình từ giao tiếp đơn thuần đến ngôn ngữ.
ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA
“Daniel Everett vận dụng hài hòa phương pháp lấy tin học thuật bí mật xen kẽ những giai thoại dễ tiếp cận để phỏng đoán cách thức con người phát triển ngôn ngữ viết và nói, truy tìm lý do mà nó trở nên quan trọng đối với sự tồn tại và thống trị của loài người. Như trong các cuốn sách trước của mình, Everett tấn công mạnh mẽ lý thuyết vốn được chấp nhận từ lâu của Noam Chomsky rằng con người khi sinh ra đã có bản năng ngôn ngữ, bao gồm cả các quy tắc cấu trúc bẩm sinh…”
– Kirkus Reviews
“Nói về nguồn gốc sinh học và văn hóa của loài người, chẳng có mấy cuốn sách có thể xếp vào hàng kinh điển. Tôi tin rằng Lược Sử Ngôn Ngữ của Daniel Everett sẽ là một trong số đó.”
– Edward O. Wilson, Giáo sư danh dự chuyên nghiên cứu tại Đại học Harvard
“[Một] bản thảo đầy tham vọng… Giọng điệu dễ mến và đặc biệt là những giai thoại hấp dẫn của Everett từ các nghiên cứu thực địa trong rừng mưa vùng Amazon sẽ giúp ích cho những người mới vào nghề. ”
– New York Times Book Review
“Lược Sử Ngôn Ngữ đã giải thích rõ ràng các vấn đề phức tạp cho độc giả nói chung và đóng góp những thông tin độc đáo cho giới học thuật nói riêng chỉ bằng một dung lượng vừa phải… Những lập luận được viện dẫn và những hiểu biết được cung cấp đều vô cùng ấn tượng… Những người quan tâm đến ngôn ngữ sẽ thấy cuốn sách này hữu ích.”
– Oliver Kamm, Times
3. Cuộc Phiêu Lưu Của Ngôn Ngữ Anh – Tiểu Sử Anh Ngữ Từ Năm 500 Đến Năm 2000
Từ khởi đầu là một phương ngữ được khoảng 150.000 người sử dụng, ngôn ngữ Anh đã xoay xở trở thành một ngôn ngữ quốc tế có đến 1,5 tỉ người dùng ngày nay. Hành trình ấy đã diễn ra như thế nào? Những yếu tố tham gia vào đó là gì?
Với Cuộc Phiêu Lưu Của Ngôn Ngữ Anh, Melvyn Bragg sẽ giúp người đọc giải đáp các câu hỏi xoay quanh lịch sử phát triển của ngôn ngữ này cũng như lý giải việc nó đã chinh phục cả thế giới ra sao.
“Cuốn sách này chu du qua thời gian và không gian từ Friesland thế kỷ V cho đến Singapore thế kỷ XXI, từ Wessex của Vua Alfred đến Miền Tây Hoang Dã của Buffalo Bill, từ những đồng bằng Ấn Độ tới các tu viện trên Đảo Thánh, từ Cung điện Westminster đến ngôn ngữ Gullah của tộc người da đen ở miền Nam xa xôi nước Mỹ. Dọc hành trình, từ nền móng xây đắp bằng tiếng Latin, tiếng Hy Lạp, tiếng Do Thái và tiếng Phạn, ngôn ngữ Anh còn được bồi đắp bởi tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Ả Rập, tiếng Hán và hàng chục ngôn ngữ khác. Ngoài vốn từ vựng cơ bản của những kẻ xâm lược đầu tiên, hàng tháp ngôn từ và tư tưởng mới đã gia nhập ngôn ngữ Anh. Nó đã giải phóng cảm xúc và tư tưởng trên toàn hành tinh. Nó tiếp tục tái phát minh các biến thể tiếng Anh mới ở bất cứ nơi nào nó có mặt và chưa hề tỏ dấu hiệu giảm tốc.” (Trích Giới thiệu)
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.