Combo 6 Cuốn Văn Học Vũ Trọng Phụng (Sbooks)

Chưa có đánh giá0 đã bán
Giá: 429.600  537.000 
Tiết kiệm: 107.400  (20%)
Combo 6 Cuốn Văn Học Vũ Trọng Phụng (Sbooks) – “Trên trang viết Vũ Trọng Phụng sắc sảo bao nhiêu thì trong cuộc đời Vũ Trọng Phụng càng chân thành bấy nhiêu. Con người ấy không giết quá một con muỗi. Nhưng thật kì diệu, văn chương của con người ấy làm cho kẻ trọc phú phải giật mình, kẻ trưởng giả phải cáu kỉnh.”

Giá Bán Sỉ (Chiếc khấu cao) Cho khách đại lý .

  • Gọi ngay 0375315973 (Mr.Vinh) Hoặc kết nối zalo để được tư vấn và báo giá.
  • Chiếc khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ.

CHÍNH SÁCH GIAO HÀNG

Combo 6 Cuốn Văn Học Vũ Trọng Phụng (Sbooks)

Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là nhà báo, nhà văn và cây bút tiêu biểu trong dòng văn học hiện thực Việt Nam, dù những tác phẩm của ông cũng dấy lên nhiều tranh cãi, thậm chí là có thời điểm bị cấm lưu hành nhưng không thể phủ nhận giá trị nghệ thuật từ những tác phẩm vượt thời gian của ông. Nhắc về ông, Lưu Trọng Lư có nói “Trên trang viết Vũ Trọng Phụng sắc sảo bao nhiêu thì trong cuộc đời Vũ Trọng Phụng càng chân thành bấy nhiêu. Con người ấy không giết quá một con muỗi. Nhưng thật kì diệu, văn chương của con người ấy làm cho kẻ trọc phú phải giật mình, kẻ trưởng giả phải cáu kỉnh.”

Bộ sách gồm 6 cuốn

1. Trúng Số Độc Đắc

Trúng số độc đắc là tiểu thuyết cuối cùng trong sự nghiệp sáng tác của Vũ Trọng Phụng, được viết vào năm 1938 với hơn 300 trang. Trúng số độc đắc mượn chuyện trúng số độc đắc của nhân vật Phúc để nói lên nhân tình thế thái ở đời. Dưới ngòi bút châm biếm, mải mai sâu cay thì Vũ Trọng phụng đã miêu tả những thay đổi từ cuộc sống đến tâm tưởng của nhân vật một cách chân thực và sống động.

“Sau khi nghĩ ngợi một cách chua chát và rất khôi hài như thế, Phúc ngồi thừ người ra tựa hồ như bậc vĩ nhân đương nắm cái vận mệnh của cả Tổ quốc phải đương đầu với một sự nghiêm trọng của thời cục mà chưa thấy cách giải quyết. Và anh ta bắt đầu thấy rằng mình là nghèo, là rất nghèo, nghèo đến mức không có nổi lấy một đồng bạc trong tay để làm một việc phúc đức, cũng như anh giác ngộ rằng ở đời này, không tiền thì chẳng làm nổi công việc gì cả, mặc đầu óc ta đầy rẫy những tư tưởng nhân đạo duy tha.”

(Trích Trúng số độc đắc)


2. Con Người Điêu Trá 

Con người điêu trá là tập truyện với 17 truyện ngắn được viết vào giai đoạn những năm 1930 trước Cáng mạng tháng Tám. Tập truyện ngắn đã khai thác được những vấn đề nhức nhối và tấn bi kịch trong xã hội thực tại; vạch trần bản chất xấu xa, thối nát trong xã hội cũ bằng lối tả chân, giọng văn trào phúng cùng cái nhìn thấu con người và xã hội như người trong cuộc của Vũ Trọng Phụng. Trong Con người điêu trá là chuyện tình yêu say đắm xen lẫn lừa dối và thù hận, mà từ đầu “Mới gặp nàng lần đầu, tôi đã tưởng tượng ngay rằng nàng vẫn là người yêu của tôi tự bao giờ ấy!” đến cuối cùng “Ấy thế là con người đáng ghét mà cũng đáng thương ấy chết, chết mà còn để lộ là con người gian dối, con người đã cùng tôi hai năm dan díu ấy, mà đến bây giờ tôi cũng không được rõ gốc tích và tên tuổi là gì!…”

(Trích Con người điêu trá)


3. Số Đỏ

Số đỏ là một trong ba “Tam kiệt tiểu thuyết” của Vũ Trọng Phụng viết vào năm 1936 với 20 chương. Tiểu thuyết mô phỏng và phê phán những lề thói, sự lố lăng và giả tạo của bộ phận tầng lớp tiểu tư sản xưa; vì đồng tiền và danh tiếng mà họ sẵn sàng phá bỏ những giá trị đạo đức và giá trị truyền thống. Ông vua phóng sự Đất Bắc thực sự thành công với Số đỏ khi vận dụng ngòi bút trào phúng, cách xây dựng nhân vật và tình huống truyện hài hước mà sâu sắc.

“Đám ma đưa đến đâu làm huyên náo đến đấy. Cả một thành phố đã nhốn nháo lên khen đám ma to, đúng với ý muốn của cụ cố Hồng. Thiên hạ chú ý đặc biệt vào những kiểu quần áo tang của tiệm may Âu hóa như ý ông Typn và bà Văn Minh. Cụ bà sung sướng vì ông Đốc Xuân đã không giận mà lại giúp đáp, phúng viếng đến thế, và đám ma như kể đã là danh giá tất cả.

Đám cứ đi…

Kèn Ta, kèn Tây, kèn Tầu, lần lượt thay nhau mà rộn lên. Ai cũng làm ra bộ mặt nghiêm chỉnh, song le sự thật thì vẫn là thì thầm với nhau chuyện trò về vợ con, về nhà cửa, về một cái tủ mới sắm, một cái áo mới may. Trong mấy trăm người đi đưa thì một nửa là phụ nữ, phần nhiều tân thời, bạn của cô Tuyết, bà Văn Minh, cô Hoàng Hôn, bà Phó Đoan vân vân… Thật là đủ giai thanh gái lịch, nên họ chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau, bằng những vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma.”

(Trích Số đỏ)

4. Vỡ Đê

Vỡ đê là một trong ba “Tam kiệt tiểu thuyết” của Vũ Trọng Phụng, tiểu thuyết được sáng tác vào năm 1936 với 3 phần và 25 chương. Bằng câu chuyện xuyên suốt về người dân đi hộ đê, Vũ Trọng Phụng đã phản ánh những vấn đề mang tính thời sự  – chính trị, tái hiện cảnh lầm than của tầng lớp nông dân dưới ách thống trị của bọn thực dân nửa phong kiến giai đoạn trước 1945 và miêu tả những suy nghĩ, tâm trạng của mỗi cá nhân nhân vật trước thời cuộc. Điểm sáng của Vỡ đê có lẽ là một thái độ ngợi ca Đảng Cộng sản, ghi nhớ những cuộc khởi nghĩa, những cuộc cách mạng,…

“Phú ngẫm nghĩ về tương lai, về mọi sự vật chất của cuộc đời nó sẽ làm tăng giá trị cho con người. Chàng thấy không phải lo gì nữa, chỉ ít lâu nữa, anh Minh sẽ mãn hạn tù. Mai đây chị Tuất về với ông chánh Mận, thôi thì cũng là yên phận.Nghĩ đến đấy, chàng nhớ đến thằng cu Hiền, đứa cháu kháu khỉnh mà chàng đã từng ẵm bế, hôn, hít suốt ngày. Chưa đầy ba tuổi! Bồ côi! Mẹ lại sắp cải giá!

Vũng nước ở sân hợp vào rãnh nước trước thềm nhà. Bây giờ thì lại nhiều nước quá. Nhìn những bong bóng phập phồng hết nở lại tan trên mặt nước, nhớ đến đứa cháu, Phú tựa lưng vào cột tre khẽ ngâm một giọng buồn rầu:

Giời mưa bong bóng phập phồng,

Mẹ đi lấy chồng con ở với ai?”

(Trích Vỡ đê)

5. Giông Tố

“Giông tố” nằm trong “Tam kiệt tiểu thuyết” của Vũ Trọng Phụng, tiểu thuyết được viết vào năm 1936 với 30 chương. Từ cái tên đã thể hiện được tinh thần của tác phẩm, Vũ Trọng Phụng đặc tả những cái dâm ô uế, phản ánh xã hội thực dân nửa phong kiến đang trải qua khủng hoảng như một cơn giông dữ dội, khi mà từ trật tự xã hội đến bản chất con người đều chỉ là bất công, giả tạo, thối nát và mục ruỗng. Đến cuối cùng Giông tố cũng khép lại bằng tấm màn đen tối cho số phận của Long, Nghị Hách và Thị Mịch.

“Long ra bàn giấy, lấy bút máy, xé một tờ giấy ở sổ tay ra, cắm đầu viết:

‘Tôi tự tử vì tôi sung sướng quá, đến nỗi không thấy sinh thú nữa, và có lẽ tại tôi không tìm nổi cái nghĩa đời người.

Nguyện vọng cuối cùng của tôi là mong ông Tạ Kim Anh, giám đốc Đại Việt học hiệu, tha thứ cho những tội lỗi đã phạm phải, đối với ông ta. Tôi mong ông sẽ cứu sống vợ tôi nữa, nếu ông có thể…’”

(Trích Giông tố)

6. Làm Đĩ

Làm đ ĩ là một tiểu thuyết được viết vào năm 1936 và xuất bản vào năm 1937. Làm đ ĩ  kể về nhân vật Huyền qua bốn giai đoạn trong cuộc đời tương đương bốn chương Tuổi dậy thì, Ra đời, Lấy chồng, Trụy lạc. Khép lại tiểu thuyết là một lời thức tỉnh về tầm quan trọng và trách nhiệm của vấn đề đạo đức và giáo dục giới tính giữa thời buổi giao thời và xã hội loạn dâm bấy giờ.

“Làm đ ĩ là một thiên tả chân tiểu thuyết mục đích là hô hào nhà đạo đức và bậc làm cha mẹ lo chăm đến hạnh phúc của con cái và phải để ý đến cái sự mà những thành kiến hủ bại vẫn coi là điều bẩn thỉu, tức là cái sự dâm. Sở dĩ tác giả không theo phái người ưa văn hoa bay bướm gọi cái sự ấy là ái tình, không theo hạng người rụt rè gọi là tình dục, nhưng lại gọi nó ra đây bằng cái tên tục của nó, ấy là vì tác giả có quan niệm rất chắc chắn rằng cái sự ấy gần xác thịt hơn là gần linh hồn, chia nó ra làm hai cũng được, gồm nó vào làm một lại càng đúng lẽ sinh lý, hai cái điều hòa tương trợ lẫn nhau, và khi sự khao khát của xác thịt có thỏa mãn thì ái tình tinh thần mới bền chặt được. Nói đến ái tình lý tưởng mà không đếm xỉa đến cái dâm, đó chỉ là việc của hạng mơ mộng hão huyền.

Nhà phát hành

Nhà xuất bản

Tác giả

Năm Xuất Bản

2024

Kích Thước

13 x 20 cm

Bìa

Mềm

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Combo 6 Cuốn Văn Học Vũ Trọng Phụng (Sbooks)”