Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là nhà báo, nhà văn và cây bút tiêu biểu trong dòng văn học hiện thực Việt Nam, dù những tác phẩm của ông cũng dấy lên nhiều tranh cãi, thậm chí là có thời điểm bị cấm lưu hành nhưng không thể phủ nhận giá trị nghệ thuật từ những tác phẩm vượt thời gian của. Nhắc về ông, Lưu Trọng Lư có nói “Trên trang viết Vũ Trọng Phụng sắc sảo bao nhiêu thì trong cuộc đời Vũ Trọng Phụng càng chân thành bấy nhiêu. Con người ấy không giết quá một con muỗi. Nhưng thật kì diệu, văn chương của con người ấy làm cho kẻ trọc phú phải giật mình, kẻ trưởng giả phải cáu kỉnh.”
“Giông tố” nằm trong “Tam kiệt tiểu thuyết” của Vũ Trọng Phụng, tiểu thuyết được viết vào năm 1936 với 30 chương. Từ cái tên đã thể hiện được tinh thần của tác phẩm, Vũ Trọng Phụng đặc tả những cái dâm ô uế, phản ánh xã hội thực dân nửa phong kiến đang trải qua khủng hoảng như một cơn giông dữ dội, khi mà từ trật tự xã hội đến bản chất con người đều chỉ là bất công, giả tạo, thối nát và mục ruỗng. Đến cuối cùng Giông tố cũng khép lại bằng tấm màn đen tối cho số phận của Long, Nghị Hách và Thị Mịch.
“Long ra bàn giấy, lấy bút máy, xé một tờ giấy ở sổ tay ra, cắm đầu viết:
‘Tôi tự tử vì tôi sung sướng quá, đến nỗi không thấy sinh thú nữa, và có lẽ tại tôi không tìm nổi cái nghĩa đời người.
Nguyện vọng cuối cùng của tôi là mong ông Tạ Kim Anh, giám đốc Đại Việt học hiệu, tha thứ cho những tội lỗi đã phạm phải, đối với ông ta. Tôi mong ông sẽ cứu sống vợ tôi nữa, nếu ông có thể…’”
(Trích Giông tố)
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.