Việt Nam Danh Tác – Chân Trời Cũ
“CỨ GÌ PHẢI CHUNG SỐNG DƯỚI MỘT MÁI NHÀ, chia uống một ngụm nước, cùng ngắm một dòng sông, người ta mới yêu được nhau? Tình yêu, nếu thực là tình yêu, thì không có quê hương, cố quận, bởi nó toả ra từ một tấm lòng nghệ sĩ mênh mông, tự nó đã có sức hun nấu, và thâu suốt qua, và bao trùm lấy tất cả những gì đáng được thờ kính thiêng liêng.
Tôi yêu chị đỏ Đương của tôi, và nhiều chị đỏ Đương khác, vì tôi yêu vô cùng cái dải đất cần lao này, cái dải đất thoát được ra ngoài sự lọc lừa, phản trắc, cái dải đất chỉ bị bạc đãi mà không bạc đãi ai bao giờ”
Toàn bộ tập truyện là những hồi ức về tuổi thơ, về quê hương, về gia đình của tác giả. Chân trời cũ không chỉ là những chân dung bằng ngôn từ về những người thân trong gia đình mà còn là chân dung tự họa của chính tác giả: một người giờ đã trưởng thành, sống đời tha phương, nếm mùi son phấn và phù hoa chốn kinh kỳ cũng như trải nghiệm đủ tổn thương, cay đắng, ngồi viết lại những hoài niệm để như soi gương nhìn lại chính mình thời thơ bé. Cậu bé Hồ Dzếnh, qua những mẩu tự thuật này, vốn là đứa trẻ giàu lòng trắc ẩn, nhạy cảm với đời sống, đặc biệt là những nỗi khổ của những người xung quanh nhưng cũng có lúc vẫn vô tâm nên không để ý, không nhận thấy những nối khổ ấy, thậm chí vô tình làm tổn thương họ.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.