Thực Hành Tiết Kiệm, Chống Tham Ô, Lãng Phí, Chống Bệnh Quan Liêu
Thực hành tiết kiệm là một quan điểm tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cả cuộc đời cách mạng của Người là một tấm gương ngời sáng, một mẫu mực về “Cần, Kiệm, Liêm, Chính”, “Chí công vô tư”. Ngay trong những năm kháng chiến chống Pháp gian khổ, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở đồng bào, cán bộ và chiến sĩ phải kết hợp chặt chẽ phong trào thi đua với phong trào tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm. Từ sự phân tích sâu sắc những biểu hiện, bản chất, nội dung, nguồn gốc của tham ô, lãng phí, quan liêu, Hồ Chí Minh còn đề ra những biện pháp nhằm chống các căn bệnh tệ hại này một cách có hiệu quả: Một là, phải tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Hai là, phải dựa vào quần chúng, phát động quần chúng tích cực tham gia đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu và thực hành tiết kiệm. Ba là, phải hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước, đào tạo và nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ. Bốn là, phải tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra và xử lý kỷ luật nghiêm minh những tập thể, cá nhân vi phạm. Năm là, thường xuyên chỉnh đốn đội ngũ cán bộ, đảng viên. Để thực hiện có hiệu quả cần coi trọng và tiến hành đồng bộ các biện pháp. Người còn yêu cầu: “Mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng của nhân dân lên trên hết, trước hết. Phải kiên quyết nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và tính kỷ luật”.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.