Phương Pháp Bào Chế Và Sử Dụng Đông Dược
1. BÀO CHẾ LÀ GÌ?
– Bào có nghĩa là dùng sức nóng để thay đổi lý tính và dược tính của thuốc, tiện cho việc chế biến và điều trị.
– Chế có nghĩa là dùng công phu thay đổi hình dạng tính chất của dược liệu.
– Nói chung, bào chế là công việc biến đổi tính thiên nhiên (thiên tính) của dược liệu thành những vị thành thục để phòng và trị bệnh. Trong tiếng Việt thường dùng danh từ thuốc chín đổi nghĩa với danh từ thuốc sống, chữ chín có đủ nghĩa của hai chữ bào chế.
– Tài liệu xưa để lại lâu đời nhất là quyển Bào chế luận của Lôi Hiệu (Trung Quốc) vào khoảng năm 420-479 và sau đổi là Lôi Công bào chế. Quyển này vẫn có giá trị cho đến ngày nay.
2. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC BÀO CHẾ
Nhằm những mục đích sau đây:
– Bỏ các tạp chất lẫn lộn trong dược liệu: mốc, sâu mọt.
– Để dễ thái miếng, dễ bảo quản, dễ tán ra bột hoặc dễ nấu cao để chế thành thuốc.
– Bỏ bớt vài bộ phận không cần thiết của dược liệu và làm cho vị đó tình khiết thêm lên (mạch môn bỏ lõi, ngưu tất bỏ đầu).
– Giảm bớt độc tính của dược liệu (mã tiền, bán hạ hoàng nàn…).
– Thay đổi tính năng của vị thuốc bằng cách tẩm sao cho dễ tan vào nước, để dễ đồng hóa, dễ thấm hút (quy, hoàng bá, bạch thược, tẩm rượu).
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.