Hơn Cả Hạnh Phúc
Chúng ta không thể chắc chắn rằng liệu triết học Ấn Độ có ảnh hưởng trực tiếp đối với triết học Hy Lạp hay Hy Lạp với Ấn Độ hay không, và nếu có thì chính xác đó là gì, nhưng đây vẫn là một vấn đề thú vị nhấn mạnh sự tương đồng nổi bật giữa đạo Phật và chủ nghĩa khắc kỷ.
Người ta thường chỉ ra những điểm tương đồng giữa các trường phái triết học Hy Lạp cổ đại và triết học Ấn Độ sơ khai. Những nét giao thoa thoáng qua giữa hai nền văn hoá Ấn Độ và Hy Lạp gợi nên sự tò mò.
Trong cuốn sách này, chúng ta sẽ cố gắng tìm hiểu về nguyên nhân khổ đau của con người, từ đó bàn về các giải pháp rồi chuyển sang một số suy ngẫm và quan điểm về những điều quý giá còn lại ở cả hai tư tưởng.
Đạo Phật và Chủ nghĩa khắc kỷ có phải là tôn giáo không?
Một số hệ thống niềm tin tạo thành một tổng thể hoàn chỉnh và yêu cầu những người gia nhập tuân theo mọi giáo lý, khiến việc vay mượn ý tưởng từ chúng trở nên khó khăn hơn. Điều này đặc biệt đúng với tôn giáo. Đạo Phật thường được xem như là một tôn giáo, mặc dù người ta vẫn thường tranh cãi về điều này.
Mặt khác, chủ nghĩa khắc kỷ thường được xem như là một triết thuyết, mặc dù nó có một vài điểm tương đồng với các tôn giáo. Cả hai đều không hoàn toàn phù hợp với khuôn mẫu hiện tịa của chúng ta về tôn giáo. Nhưng xét cho cùng, tất cả đều phụ thuộc vào việc chúng ta định nghĩa “tôn giáo” là như thế nào.
Cuốn sách bao gồm 10 chương.
Chương 1: Thiết lập bối cảnh
Chương 2: Đời là bể khổ
Chương 3: Chứng bệnh của tâm hồn – Lý do ta khổ
Chương 4: Làm thế nào để được cứu rỗi I – Niết bàn
Chương 5: Làm thế nào để được giải thoát II – Sống thuật theo tự nhiên
Chương 6: Hơn cả hạnh phúc
Chương 7: Gạt bỏ bụi trần
Chương 8: Nhà hiền triết và Đức Phật – Các mô hình dành cho cuộc sống
Chương 9: Thực hành tinh thần – Không chỉ là lý thuyết
Chương 10: Những suy tưởng để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn
Trích đoạn sách hay:
Ta có thể hoàn toàn sống trọn vẹn trong một thế giới không hoàn hảo. Điều này có nghĩa là chấp nhận những mâu thuẫn của mình: chúng ta vừa có lý lại vừa vô lý, bị bó buộc mà cũng tự do.
Chúng ta cần phải lấy làm tự hào về toàn bộ con người của ta như chính bản chất của ta, cả thể xác và tinh thần, lý trí lẫn cảm xúc. (Trang 267)
Hai tư tưởng này có thuyết phục chúng ta chấp nhận thế nào, thì họ vẫn coi mình như là người đưa ra con đường giải thoát. Nhưng có một sự thật đáng buồn là không bao giờ có thể xóa bỏ sự bất toàn. Nhìn nhận sáng suốt có nghĩa là từ bỏ những ảo tưởng về sự cứu rỗi linh hồn và chấp nhận những điều không dễ chịu trong cuộc sống mà không có lấy một liều thuốc giải độc. Nếu ta thực sự có thể chấm dứt đau khổ bằng cách tách biệt bản thân mình khỏi những thứ vẫn thường được xem là tốt đẹp, vậy thì cái giá phải trả sẽ là quá cao. (Trang 267)
Lời ngợi khen của các hệ tư tưởng này dành cho sự yên lặng cũng là một cách hiệu chỉnh hữu ích đối với sự đề cao việc xây dựng mạng lưới quan hệ, giao tiếp và hướng ngoại trong nền văn hóa của chúng ta. Ngày nay, yên lặng gần như có thể được coi là có vấn đề về tâm thần. Những ai chúng ta mà kiệm lời và nói năng chừng mực có thể cảm thấy được cổ vũ bởi điều này. (Trang 265)
Nghĩ bao dung hơn quan điểm của người khác sẽ cho phép ta nhìn rõ hơn quan điểm của họ và trở nên thấu hiểu hơn. (Trang 253)
Đối lập với truyền thống coi trọng sự khiêm nhường, ngày nay chúng ta thường được khuyến khích hãy khoe khoang những tài năng và thành tích của mình với thế giới. Nhưng lời khuyên của các triết gia là tốt hơn hết thì không nên khoe về thành tích của mình. “Những phẩm chất của anh nên hướng vào bên trong,” như lời Seneca từng nói. (Trang 251)
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.