Hơi Thở Con Sen – Học Nghề Và Làm Nghề
1. Độc giả mà cuốn sách hướng tới là những ai? Họ cần giải quyết những công việc gì?
Cuốn sách hướng tới những người làm nghề content, kể cả những người mới vào nghề hay đã có kinh nghiệm, tác giả cũng hướng tới cả đối tượng đang có xu hướng chuyển sang nghề content.
2. Độc giả mục tiêu lo lắng (đau đớn về) điều gì? Họ mong muốn điều gì?
Content là một nghề dễ tiếp cận, dường như ai cũng có thể bước vào nghề này một cách dễ dàng, nhưng để sống tốt và phát triển với nghề thì cần nhiều hơn là vài câu chữ đơn thuần. Không chỉ dừng lại ở việc tư duy về câu chữ, ngày nay người làm content phải đối mặt với nhiều thách thức, từ yêu cầu của thương hiệu, nhu cầu của khách hàng cho đến cách tận dụng các công cụ số, kênh bán, nhóm ngành… Cuốn sách cho độc giả cái nhìn sâu sắc và cụ thể hơn về những hành trang cần thiết của một người làm content.
3. Tại sao độc giả nên đọc cuốn sách này? Cuốn sách đem đến giá trị gì để giải quyết những lo lắng của độc giả?
Tác giả cung cấp 8 tiêu chí phân loại content, giúp độc giả có một cái nhìn đủ rộng, để từ đó bắt đầu hành trình vào nghề một cách nhanh nhất. Tác giả cũng phân tích hành trình làm nghề điển hình mà các “con Sen” đều trải qua, chỉ ra những cạm bẫy và trở ngại cũng như các “góc khuất nhận thức” cản trở quá trình học hỏi của người làm nghề.
4. Cuốn sách đem đến cho khách hàng những giá trị gia tăng gì ngoài mong đợi của họ?
– Cuốn sách đưa ra các hướng dẫn bài bản, cụ thể và dễ hiểu để ngay cả những người mới vào nghề hoặc muốn theo nghề đều có thể áp dụng nhanh chóng.
– Những ví dụ minh họa trong cuốn sách đều rất gần gũi và sát với thị trường Việt Nam, giúp độc giả hình dung dễ dàng hơn về cách làm nghề.
– Cuốn sách được trình bày theo concept hai nửa sách lộn ngược, mỗi nửa là một nội dung riêng, tiện lợi cho người đọc tra cứu thông tin.
5. Câu chuyện (nội dung) nào có thể thu hút/hấp dẫn khách hàng trong 10 giây đầu tiên?
Mặc dù không nhớ chính xác lắm, nhưng cũng đã từ rất lâu rồi, tôi có nghe được một lời dạy trên Internet như thế này: “Khách hàng mua khoan nhưng họ không cần cái khoan, họ cần một cái lỗ trên tường. Vì thế khi bán khoan, đừng nói nhiều về cái khoan, hãy dành thời gian cho cái lỗ.”
Về sau, tôi biết được nguồn gốc của truyền thuyết này. Theo như tôi tìm hiểu trên Google thì có vẻ nó xuất phát từ lời của một vị giáo sư Harvard, ngài Theodore Levitt. Cụ thể, tôi xin dẫn nguyên văn phát biểu của ông như sau:
“People don’t want to buy a quarter-inch drill. They want a quarter-inch hole!”
Tạm dịch: “Mọi người không muốn mua một mũi khoan ¼ inch, họ muốn một cái lỗ ¼ inch.”
Để hiểu một cách trọng tâm thì Theodore Levitt muốn sử dụng ví dụ về cái mũi khoan để làm bật sự khác biệt giữa “cái chúng ta bán” và “cái khách hàng thực sự cần”.
Ý của câu nói này là muốn khuyên chúng ta thay vì chỉ chăm chăm nói về sản phẩm của mình, hãy tập trung vào vấn đề của khách hàng, từ đó giúp họ giải quyết triệt để vấn đề thông qua việc cung cấp giải pháp phù hợp. Nếu bạn không dành thời gian cho vấn đề của khách hàng, thì có thể bạn vẫn bán được sản phẩm, nhưng sẽ không lấy được sự hài lòng của họ.
Trích đoạn hay
– Trở thành chuyên gia content thì khó, nhưng trở thành chuyên gia của một số thứ khác thì có lẽ sẽ khả thi hơn rất nhiều. Vậy thứ khác đó có thể là gì?
Huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long có một câu nói như thế này:
“Tôi không sợ người luyện tập 10.000 cú đá chỉ một lần, mà chỉ sợ người thực hành một cú đá 10.000 lần.”
Hành trình trở thành chuyên gia võ thuật thật mơ hồ và xa xăm, nhưng lộ trình trở thành chuyên gia của một cú đá thì có vẻ rõ ràng hơn rất nhiều.
Nghề content cũng thế, sẽ là bất khả thi nếu bạn muốn trở thành bậc thầy của tất cả, nhưng sẽ rất rõ ràng nếu bạn biết chọn một phân khúc hay kỹ năng cụ thể để định vị cho bản thân.
Trong thế giới võ thuật, một cú đá có thể chỉ là một cú đá. Còn trong thế giới content, một cú đá sẽ phức tạp hơn thế nhiều, nó chính là một định vị riêng biệt về chuyên môn cho mỗi cá nhân.
– Mỗi người sinh ra đều có những thiên khiếu riêng. Có những người bẩm sinh hài hước, có những người lại chỉ có thể viết nghiêm túc. Có những người bẩm sinh nhiều cảm xúc, có những người chỉ có thể viết khoa học logic. Một người không nhất thiết chỉ làm được một phong cách và chối bỏ những phong cách đối lập, tuy nhiên, khi đặt lên bàn cân nhất định có bên nặng bên nhẹ.
Viết cảm xúc tốt không có nghĩa là không thể viết logic, nhưng mỗi người nên tự xác định xem đâu là thế mạnh của mình. Ngoài ra, mỗi người cũng có thể chọn cái mình thích để luyện tập. Hiện tại có thể chưa làm tốt, nhưng nếu đầu tư thời gian để luyện tập thì chắc chắn tương lai sẽ khác biệt.
– Đối với một con Sen chính hiệu, khả năng nhận thức nhu cầu khiến họ trở thành một người thông minh và cuốn hút hơn. Vì khi muốn thuyết phục một điều gì đó, họ luôn biết dừng lại để tìm hiểu về đối phương, từ đó đưa ra những thông điệp phù hợp với cấp độ nhu cầu của đối phương.
Nói không thừa thãi, nói có trọng tâm, nói có mục đích cụ thể, đó là những hơi thở thông minh của một con Sen chính hiệu.
VỀ TÁC GIẢ
Chủ quán trà đá – Phùng Thái Học
Founder của cộng đồng “Tâm Sự Con Sen”, một trong những cộng đồng chuyên môn lớn nhất trong lĩnh vực content với hơn 400k thành viên tại thời điểm cuốn sách này ra mắt.
Blogger tại https://phungthaihoc.com/
Founder của TAT Academy – Trường Tiếng Anh Giao Tiếp Nội Trú học 1-1 với giáo viên bản ngữ đầu tiên của Việt Nam.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.