Combo Mặt Dày Tâm Đen + Thao Túng Tâm Lý Đám Đông (Bộ 2 Cuốn)
“MẶT DÀY” TRƯỚC ĐỊNH KIẾN, “TÂM ĐEN” TRONG THẾ GIỚI BẪY.
Có người thường cho rằng nhân duyên trên đời này đều là do ngẫu nhiên mà có được. Thế nhưng nhân duyên là thứ có thể bồi dưỡng được nhờ nắm vững được Hậu Hắc. Chỉ một người có nhiều nhân duyên tốt thì mới có được nhiều cơ hội trong đời.
Để có được nhân duyên tốt, cần phải biết khoan dung, độ lượng. Cho dù gặp chuyện không vừa lòng, bực tức, khó chịu thì cũng nên khoan dung bỏ qua. Cần phải luyện được phần Hậu (mặt dày) và Hắc (tâm đen), một khi Hậu Hắc của bạn đủ thâm sâu thì bạn sẽ không còn cảm thấy quá khó chịu với những chuyện không vừa ý gặp phải mỗi ngày nữa.
Từ nhỏ đến lớn, chúng ta luôn được học bài học đạo đức là phải thành thật trong mọi tình huống, nhưng trong thực tế, sự linh hoạt trong ứng xử với thiện ý còn tốt đẹp hơn sự thành thật. Từ những mục đích vĩ đại như những bác sĩ và người nhà giấu bệnh nhân tình trạng bệnh để tránh bệnh nhân suy sụp tinh thần, cho đến những tình huống cần những lời nói dối để cứu nguy cho người khác, đôi khi chúng ta cũng cần nói dối vì thể diện của người khác.
Ngôn ngữ như một cây gậy, dùng vào việc thiện thì chống lên được đỉnh núi, dùng vào việc ác thì sẽ có người bị đòn đau. Nó là phương tiện của tư duy, muốn nói ra những lời dễ nghe khiến người khác hài lòng thì tâm phải thiện và chân thành. Tôn Tử nói: “Tặng người lời nói, quý như châu báu, hại người bằng lời, hơn cả kiếm giáo”. Miệng người lợi hại tựa như đao kiếm sắc bén. Dùng nó vừa có thể tu hành lại vừa có thể tích đức. Lời nói ra là khẩu phúc hay khẩu nghiệp cũng từ trong tâm mà ra.
2. Thao Túng Tâm Lý Đám Đông (Sbooks)
THAO TÚNG TÂM LÝ ĐÁM ĐÔNG – NGHỆ THUẬT LÀM CHỦ MỌI CUỘC DIỄN THUYẾT VÀ TRỞ THÀNH NGƯỜI CẦM TRỊCH TRONG MỌI CUỘC GIAO TIẾP.
“Thao túng tâm lý đám đông” – Một cuốn sách xuất sắc trong sự nghiệp của Bậc thầy giao tiếp Dale Carnegie, là cuốn sách bổ trợ quan trọng cho những ai đã, đang và sẽ đọc “Đắc nhân tâm”.
Cuốn sách chỉ cho chúng ta rằng, nghệ thuật giao tiếp không phải bạn nói được bao nhiêu mỹ từ, vẽ ra được bao nhiêu viễn cảnh, mà quan trọng là nếu bạn muốn lấy được nước mắt của người nghe thì bạn phải cho họ thấy được sự đau khổ chân thực, nếu bạn muốn thuyết phục ai đó tin vào luận điểm của bạn thì bạn phải sử dụng hệ thống dữ kiện thực tế và gần gũi với những người nghe ấy.
Và một sai lầm đáng lưu ý mà nhiều người mắc phải là bỏ qua việc chuẩn bị trước. Làm sao người ta có thể hy vọng kiềm chế nỗi sợ hãi của những người lính phải ra trận mà không được trang bị vũ khí? Tương tự như vậy, không có gì ngạc nhiên khi diễn giả không thực sự thoải mái trước khán giả do không có sự chuẩn bị. Lincoln từng nói tại Nhà Trắng: “Tôi tin rằng tôi sẽ không bao giờ đủ tự tin để nói trước công chúng mà không có sự chuẩn bị nào cả. Tôi sẽ cảm thấy xấu hổ đến chết đi được”.
Việc chuẩn bị thực sự cho một bài phát biểu có nghĩa là bạn cần tập hợp những điều được viết ra và ghi nhớ? Không, nó có nghĩa là sự tập hợp những suy nghĩ của bạn, những ý tưởng của bạn, niềm tin của bạn, những thôi thúc trong tim bạn. Với những suy nghĩ như vậy, mỗi ngày bạn nuôi dưỡng nó, ăn ngủ cùng nó, thậm chí đi cả vào giấc mơ. Trong bạn tràn ngập cảm xúc và trải nghiệm. Điều này nằm sâu trong tiềm thức của bạn như những viên sỏi trên bờ biển. Đó chính là sự chuẩn bị thực sự có ý nghĩa – là suy nghĩ, nghiền ngẫm, nhớ lại, chọn lọc những điều hấp dẫn, sau đó mài giũa chúng, biến chúng thành một bức tranh lung linh của riêng bạn.
Đừng chỉ phát biểu cho qua chuyện, cho hết giờ. Một bài phát biểu cần được phát triển dựa trên lựa chọn chủ đề từ đầu tuần, và suy nghĩ về nó trong suốt những ngày còn lại của tuần đó. Nghiền ngẫm về nó, ăn ngủ và thậm chí mơ về nó. Thảo luận về nó với bạn bè. Hãy biến nó thành một chủ đề trò chuyện. Hãy tự hỏi mình tất cả các câu hỏi liên quan. Bạn cần sống cùng với câu chuyện của mình, giải pháp nó trong cuộc sống hằng ngày, như thế, bạn mới có thể thực sự làm chủ đám đông sẽ lắng nghe phía dưới.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.