Thực Khách Hay Thực Đơn
Cuốn sách không chỉ là câu chuyện cảm động về một gia đình nghèo và đông con thuộc sắc dân thiểu số, vươn lên thành những chủ nhân của Singapore hiện đại. Nó trước hết là câu chuyện trị quốc ở một đất nước bần cùng sau chiến tranh, kích thước nhỏ bé,không có tài nguyên, mà lúc nào cũng bị lăm le, lấn át bởi người láng giềng lớn hơn (Malaysia).
Ngay từ khi lập quốc, Singapore đã khôn khéo tự định vị mình không phải là “đất nước của người Hoa” là một đất nước đa sắc tộc, hài hòa, gắn kết với Đông Nam Á. Trong khi xây dựng một nền tư pháp có một không hai trên thế giới, nước này đồng thời cũng đề cao thượng tôn pháp luật, thậm chí mở đường (có kiểm soát) cho những tiếng nói đối lập. Singapore hiểu rằng, là một nước nhỏ, việc được “ngồi trên bàn” (chứ không phải “nằm trong thực đơn”) chỉ có thể đạt được nhờ ủng hộ nhiệt thành luật pháp quốc tế, tích cực tham gia và vận dụng các diễn đàn và thể chế đa phương, bao gồm Liên Hiệp Quốc. Chỉ có bám vào các nguyên tắc của luật pháp quốc tế mà Singapore mới chống chọi được sức ép của các siêu cường và khẳng định vị thế của mình.
Trong phần cuối cuốn sách, S Jayakumar đã nêu những yếu tố then chốt giúp Singapore được như ngày hôm nay. Đó là một chế độ trọng dụng nhân tài. Đó là một xã hội mà tính chính trực và sự liêm khiết được đề cao tối đa. Đó là một xã hội mở đối với mọi thứ tiến bộ và tốt đẹp, nhưng đồng thời lại đóng đối với mọi thứ xấu xa, tác hại.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.