Thời Thanh Xuân Của Tân Nhạc Ái Quốc
Những năm 1940 có thể xem như bản lề của một cuộc biến thiên to lớn trên con đường định hình bản sắc dân tộc chung và quốc gia chung của người Việt hiện đại. Trong quá trình can dự vào những cuộc vận động chính trị xã hội, Tổng hội sinh viên Đại học Đông Dương cũng cùng một quá trình chuyển hóa như nhiều đoàn thể thanh niên hay giáo dục khác trong cao trào giải phóng dân tộc năm 1945.
Nghiên cứu cũng khảo sát cuộc chuyển hóa của các tổ chức vốn dĩ gập ghềnh trước những vấn đề phân ly ý thức hệ xảy ra. Hà Nội là bối cảnh địa lý chính cho những hoạt động này diễn ra, và cũng mau chóng trở thành một chiến địa văn hóa khắc nghiệt trong suốt thập niên 1940 và cho đến tận những năm 1950 khi hòa bình lập lại ở miền Bắc. Cuối cùng, khi tập trung tìm hiểu các sản phẩm của Ban âm nhạc Tổng hội sinh viên Đông Dương với người đại diện là Lưu Hữu Phước, cũng như Văn Cao và nhóm Đồng Vọng cùng các hội đoàn văn hóa giáo dục trong thời điểm diễn ra tiến trình giành độc lập của một nước Việt Nam, nghiên cứu hướng đến việc làm sáng tỏ vai trò chính trị của hoạt động văn hóa giáo dục bên cạnh các cuộc đấu tranh vũ trang đã chi phối lịch sử mà số phận đất nước đã nếm trải.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.