Đừng Bắt Con phải Ngoan (Sbooks)
Chẳng có những bậc cha mẹ trời sinh, chúng ta vốn hoàn toàn không biết gì về thế giới của con trẻ. Cho đến khi chúng đến, chúng ta cùng với con bắt đầu khám phá một thế giới mới tinh, cùng con dần dần khôn lớn. Dạy dỗ một đứa trẻ cũng có nghĩa là chúng ta bắt đầu học làm cha mẹ. Chính vì thế, hành trình dạy dỗ con cái để con trưởng thành và nên người, cũng là hành trình mà mỗi một bậc phụ huynh bắt đầu khám phá thế giới nội tâm của trẻ – khám phá chính mình của nhiều năm về trước – hóa thân thành một người bạn thấu hiểu cho mọi cảm xúc, hành vi phát tác ở trẻ.
Một đứa trẻ đã tạo dựng được cảm giác an toàn kiểu gắn bó là đứa trẻ ít bị lo lắng, rụt rè, dễ thích nghi khi bước vào môi trường học đường, năng lực giao tiếp xã hội và năng lực điều chỉnh cái “tôi” ở tuổi trưởng thành cũng cao hơn, hành vi phạm tội cũng sẽ giảm thiểu. Tuy nhiên, đối với loại gắn bó tiêu cực, thiếu cảm giác an toàn, đứa trẻ sẽ rụt rè, khép mình cả về cảm xúc lẫn những phương diện xã hội, không muốn giao lưu với bạn bè, ít sự tò mò khám phá, không hứng thú học tập, không có động lực để theo đuổi đam mê và sở thích.
Xung đột và phản kháng là một biểu hiện của loại gắn bó không an toàn, hậu quả trực tiếp nhất là tạo thành hành vi chống đối ở trẻ. Đặc điểm của hành vi chống đối ở những đứa trẻ thiếu cảm giác an toàn chính là, chúng không thể đồng cảm với nỗi đau của người khác. Khi gặp phải những tình huống xung đột, chúng dễ dàng nảy sinh hành vi nổi loạn mang tính chống đối mạnh mẽ. Ngoài việc chống đối người khác, loại hành vi có vấn đề do cảm giác bất an mang đến còn có hành vi liên tục nói dối mà không day dứt, hành vi giấu đồ ăn hoặc cuồng ăn, ăn cắp những thứ mà mình hoàn toàn không cần…
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.