Đảo Chìm (Tiểu Thuyết Mini)
Tác phẩm kể về cuộc sống của những người lính đang làm nhiệm vụ canh gác trên Đảo Chìm ở Trường Sa. Họ thân thương, gần gũi, tếu táo nhưng đầy lòng quả cảm, đã anh dũng hi sinh vì Tổ quốc và đồng đội.
Đọc Đảo Chìm, độc giả sẽ thấy cái tài của tác giả được thể hiện rất rõ ở giọng văn hóm hỉnh, những câu chữ chắt lọc, cách lựa chọn tình tiết đắt giá, điển hình, cách khắc họa tính cách nhân vật khéo, tài tình… Song tất cả những cái tài nhỏ ấy đều nằm trong cái tài lớn hơn, đó là nghệ thuật tạo dựng không gian truyện.
Trong Đảo Chìm, không gian truyện phong phú và phức tạp, dù lượng chữ viết không nhiều, nhưng người đọc vẫn nhận thấy con người ở đó sống trong một trật tự tưởng vô cùng nghiêm ngặt, song lại như một thế giới tự do,tự tại…
Với nội hàm như vậy, chất hoạt kê và bi tráng của Đảo Chìm mà tác giả đã lựa chọn là rất thích hợp và độc đáo. Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn Lê Lựu, một người rất khó tính với nghề, đã cho rằng Đảo Chìm là “thần bút”. Còn nhà văn Chu Nhạc thì coi đó là một “kiệt tác nghệ thuật”.
Có thể trích dẫn một đoạn trong tiểu thuyết Đảo Chìm được tác giả viết vô cùng xúc động như sau: “Thế là lại thêm một người lính nữa chết ở Đảo Chìm. Người đó tại sao không phải là tôi, mà lại là Hai, con cá kình của đảo? Cầu mong trước khi nước khép mặt, Hai được nhìn thấy cánh chim hải âu. Tôi bỗng thấy chóng mặt. Chính trị viên Thuận vội chạy tới đỡ vai tôi. Tôi níu tay Tư. Còn Tư thì ôm lấy cột lều. Sóng vẫn hắt qua mấy khung giường sắt, phủ lên đầu chúng tôi từng đợt nước mặn chát. Lần đầu tiên tôi mới hiểu vì sao nước biển lại mặn đến thế. Và có lẽ không ở đâu nước biển mặn như ở Đảo Chìm. Mặn như máu…”.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.