Chuyện Tôi – Hồi Ức Của Con Trai Nhà Văn Nguyễn Huy Tưởng
Quyển sách là hồi ức của tác giả Nguyễn Huy Thắng, con trai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, về cha mình và quá trình trưởng thành lập nghiệp của anh. Với 43 tiểu đoạn, gắn nối với nhau một cách liền mạch và linh hoạt, mục này gọi mục kia hiện lộ trong tổng thể nét một biểu tượng cảm động về tình cha con, hoặc một chân dung song đôi rõ nét về Cha và Con, cả hai hòa hợp và bổ sung cho nhau…
Bố cục: Gồm 2 phần: Phần 1: Kỷ niệm và nhớ thương (chủ yếu viết về người Cha qua đời khi anh 5 tuổi); Phần 2: Trải nghiệm và đam mê. – Chủ yếu nói về quá trình trưởng thành và lập nghiệp của Nguyễn Huy Thắng.
– Văn phong: giản dị, mộc mạc
+TRÍCH ĐOẠN:
“Cũng như chuyện trước, chuyện này thực hư thế nào tôi không dám chắc. Nhưng tôi biết một điều là mọi chi tiết trong đó đều rất thật. Cái lỗ cửa. Cái góc cha ngồi làm việc. Cái chuyện chị em tôi chơi trốn tìm hay chơi trò ú òa. Việc chúng tôi vẫn hay chành chọe nhau để ngó qua cái lỗ cửa nhìn vào bên trong… Tất cả đều có trong kí ức của tôi và được người lớn xác thực. Vẫn đề là ở chỗ, chúng có thực sự đồng hiện như trong câu chuyện tôi kể hay không, hay chúng thuộc về các quãng thời gian khác nhau, cả trước và sau khi cha mất, mà tôi đã gom lại để thành một kỉ niệm về cha mình”.
“Không, tôi đâu phải là một kẻ tuyệt vọng! Tôi có cha tôi chứ! Lúc nào cha chẳng ở trong tôi, miễn là tôi nghĩ đến ông! Những ý nghĩ tích cực khiến tôi muốn được tập trung hơn. Tôi lẳng lặng xoay lưng lại, như để ngủ, nhưng chính là để quệt những giọt nước mắt buồn tủi kia đi. Mẹ tôi cũng ngừng đọc, để cho tôi ngủ. Trong đêm khuya vắng lặng, tôi cố gắng nằm thật yên để mẹ khỏi biết – tôi vốn không muốn để người khác biết có sự gì đó khác thường ở mình. Thế là, một mình đối mặt với mình, lần đầu tiên tôi thao thức để nghĩ về phận mình, về bổn phận của mình đối với cha. Đúng, mình có thể làm gì để không đơn độc, để luôn có cha, cụ thể, sống động, như ông vẫn đang hiện diện trong cói đời này. Đó cũng chính là cách để xứng đáng với cha mình, với tình cảm của ông dành cho mình… Và cuối cùng tôi đã biết mình có thể làm gì”.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.