Lính Hà
Truyện là cuộc hành trình từ hè phố Hà Nội tới miền rừng hoang thốt nốt xứ Tây Nam, trong bối cảnh cuộc chiến biên giới âm thầm mà khốc liệt ngay sau ngày Giải phóng. Phố phường Hà Nội đưa người vào cuộc chiến. Lính Hà tản mát thành những số phận khác nhau trên con đường binh nghiệp. “Lính Hà” ở đây là lính Hà Nội, đám lính lắm khi bông phèng, vô kỷ luật, nhưng cũng thừa mơ mộng, si tình với những phút giây “gục lên súng mũ bỏ quên đời”. Có người chấp nhận vùi tuổi trẻ của mình vào chiến trận, có người “tuột xích”, đào ngũ trở về. Đó là vấn đề của chiến tranh: người ta chỉ sống một lần.
Lính Hà vừa mang dáng vóc của một tiểu thuyết, lại vừa như một tự truyện với nhân vật “tôi” chính là tác giả. Đọc Lính Hà thấy Nguyễn Ngọc Tiến viết dễ dàng như lấy chữ trong túi ra. Bằng ngòi bút của một nhà báo, dường như anh chỉ việc hồi tưởng, lần tìm trong ký ức trận mạc của mình và rỉ rả kể lại một câu chuyện với đầy đủ những cảm xúc, những suy tư có thực. Sự thực, tự nó đã hấp dẫn. Trong chất văn tự nhiên, mộc mạc, tỉnh queo ấy xao xác hiện lên một khuôn mặt chiến tranh vừa lạ, vừa quen. Có ra đi, có trở về, có những cái chết không hẹn trước và cả những cắc cớ, dang dở muôn thuở của đời lính, tình lính. Chuyện lính trẻ bao giờ cũng xót xa…
Lính Hà vừa mang dáng vóc của một tiểu thuyết, lại vừa như một tự truyện với nhân vật “tôi” chính là tác giả. Đọc Lính Hà thấy Nguyễn Ngọc Tiến viết dễ dàng như lấy chữ trong túi ra. Bằng ngòi bút của một nhà báo, dường như anh chỉ việc hồi tưởng, lần tìm trong ký ức trận mạc của mình và rỉ rả kể lại một câu chuyện với đầy đủ những cảm xúc, những suy tư có thực. Sự thực, tự nó đã hấp dẫn. Trong chất văn tự nhiên, mộc mạc, tỉnh queo ấy xao xác hiện lên một khuôn mặt chiến tranh vừa lạ, vừa quen. Có ra đi, có trở về, có những cái chết không hẹn trước và cả những cắc cớ, dang dở muôn thuở của đời lính, tình lính. Chuyện lính trẻ bao giờ cũng xót xa…
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.